Ăn các món kỵ nhau có thể tử vong
T Diệp sưu tầm
Uống sữa pha với nước củ đền, một bé 6 tháng tuổi suýt chết. Còn một cụ bà ở Đồng Tháp đã tử vong sau khi ăn tào phớ với mật ong.
Cháu Hòa (6 tháng tuổi, ngụ tại Long An) vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM trong tình trạng khó thở, tim có dấu hiệu ngừng đập, toàn thân tím tái. Nguyên do là bé uống sữa pha với nước củ dền - 2 món ăn vốn kỵ nhau.
Theo lời bà ngoại của bé Hòa, do cháu có dấu hiệu ngán sữa mẹ nên người nhà đã lấy nước củ dền pha với sữa cho bé uống vì nghĩ rằng cả 2 món đều bổ, uống vào rất tốt. Uống hỗn hợp nước này được 1 tháng thì bé có những dấu hiệu nói trên. Nhờ được áp dụng những biện pháp hồi sức tích cực, bé mới thoát khỏi cơn nguy kịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1, nếu cấp cứu muộn, bé Hòa có thể tử vong. Nguyên nhân là chất nitrat trong nước củ dền rất dễ kết hợp với hồng cầu của bệnh nhân, làm cản trở sự vận chuyển ôxy trong cơ thể. Dùng lâu ngày, trẻ sẽ bị thiếu ôxy, tím tái, tính mạng bị đe dọa.
Trước đây, mỗi ngày khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận không ít trường hợp như thế này, nhiều ca chuyển đến quá muộn nên không tránh khỏi tử vong.
Đậu phụ không được dùng với mật ong
Chị Ngà ở Đồng Tháp mua tào phớ cho mẹ chồng ăn. Do hết đường cát nên chị lấy mật ong pha vào tào phớ. Sau khi ăn vài giờ, mẹ chồng chị than mệt, khó thở, một hồi sau thì hôn mê. Bà cụ tử vong trên đường đến bệnh viện.
Đến nay, chị Ngà không biết bà cụ mất vì bị bệnh tim mạch sẵn có hay vì hai món ăn kỵ nhau. Nhưng theo lương y Trần Khiết, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, nhiều khả năng là do thức ăn.
Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh hơn.
Một số món ăn không nên dùng chung
Thạc sĩ Đào Mỹ Thanh, Trưởng khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, cho biết, các món sau không nên dùng chung:
Sữa đậu nành và trứng gà:
Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Trứng gà và sữa đậu nành nếu ăn cùng một lúc sẽ hạn chế giá trị dinh dưỡng của nhau
Sữa bò và nước hoa quả:
Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:
Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Khoai lang và quả hồng:
Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
Thịt chó và nước trà:
Tanin trong nước trà tác dụng với protein trong thịt chó làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột. Lúc này, ruột tích tụ nhiều chất có hại dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
Nguồn đọc thêm:
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=317916#ixzz29uLrs7kA
http://www.xaluan.com/
4 nghiêm cấm cần nhớ khi uống thuốc
1. Thuốc kháng sinh khắc với sữa bò, nước hoa quả
Có nhiều bạn hay có thói quen uống thuốc kháng sinh (các loại như terramycin, tetracyline, penicillin…vv ) kèm với sữa bò cho đỡ đắng, hoặc trong khoảng thời gian ngắn trước và sau khi uống thuốc mà bạn uống sữa thì thật không tốt chút nào. Vì khi đó sữa bò sẽ hình thành chất hỗn hợp làm giảm sự hấp thụ của thuốc, hạ thấp hiệu quả, tác dụng của thuốc, thậm chí có thể làm cho thuốc mất hoàn toàn tác dụng.
Bạn cũng không nên uống nước hoa quả, ăn hoa quả trước hoặc sau khi uống thuốc kháng sinh vì trong hoa quả chứa nhiều chất chua làm tăng nhanh sự dung giải của thuốc kháng sinh. Không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà chúng còn có thể sinh ra những chất trung gian có hại. Trong đó, có một số loại thuốc kháng sinh quá nhạy cảm, phản ứng đặc biệt là đối với cam, quýt, bưởi làm cho tâm luật thất thường, thậm chí làm cho tâm thất rung lên có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thế khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn muốn dùng hoa quả hoặc sữa bò thì hãy dùng ít nhất là trước hoặc 2h nhé.
2. Vitamin C, B, B6 khắc với gì?
Trước và sau khi uống Vitamin C khoảng 2 giờ, bạn không nên ăn tôm, gan lợn vì những món này chứa nhiều chất đồng sẽ làm oxy hóa Vitamin C làm cho nó mất hiệu lực. Đồng thời, trong tôm có thành phần arsonium 5 làm cho vitamin C phản ứng trở thành arsonium 3 có chất độc.
Khi uống Vitamin B hỗn hợp kiêng uống với trà, vì trong trà có chất tanin làm cho Vitamin B phản ứng mà mất đi hiệu lực của thuốc.
Trong Vitamin B6 có 3 chất là piridoxol, piridoxal, pirodoxamine. Ba chất này đều dễ bị trực tràng vị hấp thụ. Sau khi hấp thụ piridoxal, piridoxamine chuyển hóa thành piridixol, cả ba cùng chuyến hóa lẫn nhau. Về sau, do tác dụng của axit baric mà sinh thành vật hóa hợp. Vì cà, bí ngô, củ cải ...chứa nhiều boric, khi ăn những chất này vào bụng mà gặp Vitamin B6 thì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu B6, làm giảm hiệu quả của thuốc.
3. Vừa uống thuốc Đông y vừa dùng đường
Một số bạn thường cho nhiều đường vào thuốc Đông y vì sợ đắng. Thực ra, uống thuốc Đông y không được lạm dụng đường, vì đường có thể ức chế một số hiệu quả của thuốc, làm đảo lộn việc hấp thu chất khoáng và sinh tố trong cơ thể.
Một số thuốc loại thuốc dựa vào vị đắng để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa phân tiết mà đạt được mục đích điều trị. Ngoài ra, thành phần hóa học của Đông dược rất phức tạp, trong đó chất protein, chất tanin, đặc biệt là chất sắt, chất calci. Chất đường đỏ có nhiều tạp chất có thể gây phản ứng hóa học, khiến một số thành phần trong thuốc đông cứng lại, lắng xuống, biến chất.
Như vậy, uống thuốc Đông y cho đường không chỉ ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc mà còn có thể nguy hại đến sức khỏe.
4. Dùng chung thuốc Tây và thuốc Đông y
Theo đà phát triển của y học, việc sử dụng hỗn hợp thuốc Đông – Tây để chữa bệnh ngày một phổ biến và đã thu được hiệu quả điều trị. Điều này khiến nhiều bạn tự ý kết hợp mà không hỏi ý kiến của thầy thuốc, vì cho rằng thuốc Đông y rất lành.
Tuy nhiên, các nhà chuyên môn phát hiện, có một số thuốc Đông y, Tây y dùng chung sẽ sinh ra tác dụng phụ rất lớn, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới mất mạng. Vì vậy, khi bạn muốn dùng thuốc Đông – Tây kết hợp thì cần tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên dùng tùy tiện, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
--Hết----
www.quantheambotat.com